Sau hơn 30 năm tìm tòi và nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học do PGS-TS Dương Tấn Nhựt, Viện sinh học Tây Nguyên và các đồng sự đã thiết lập được quy trình tạo mô sẹo và ra rễ cây sâm Ngọc Linh trong điều kiện nuôi cấy mô tế bào thực vật...

Sâm Ngọc Linh. Nguồn: Internet
Sau hơn 30 năm tìm tòi và nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học do PGS-TS Dương Tấn Nhựt, Viện sinh học Tây Nguyên và các đồng sự đã thiết lập được quy trình tạo mô sẹo và ra rễ cây sâm Ngọc Linh trong điều kiện nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Kết quả cho thấy, tất cả các bộ phận của cây đều có khả năng tạo mô sẹo trong môi trường nhất định... Năm 2010, nhóm tác giả tiếp tục nghiên cứu quá trình hình thành rễ và cấu trúc từng loại rễ, hệ thống nuôi cấy và hàm lượng saponin có trong rễ cây. Sau 1 năm trồng thử nghiệm tại Đà Lạt (Lâm Đồng), cây sâm con sinh trưởng và phát triển khá tốt. Qua đối chiếu cho thấy, cây con cấy mô sau 17 tháng tuổi có hàm lượng saponin tương đương với cây gieo hạt 24 tháng tuổi.
Công trình hoàn thiện, không chỉ góp phần cứu giống sâm quý khỏi nạn tuyệt chủng mà còn giúp tiến hành việc nhân giống trên diện rộng, đáp ứng được nhu cầu về nguồn giống, nguồn nguyên liệu cho thị trường.
Xem thêm: Nhiều người lùng mua cây đinh lăng